WTC coin là đồng tiền điện tử của Waltonchain – Dự án kết hợp giữa các chuyên gia Hàn Quốc và Trung Quốc, với mục tiêu tối ưu sức mạnh công nghệ để phục vụ hoạt động doanh nghiệp, quản lý chuỗi cung ứng. Vậy chính xác WTC coin là gì? Dự án có vai trò như thế nào với các doanh nghiệp trong tương lai?


Tổng quan WTC coin
Waltonchain – WTC coin là gì?
Waltonchain (WTC coin) là một nền tảng blockchain trong lĩnh vực chuỗi cung ứng (supply chain). Chính xác, WTC là sự kết hợp giữa công nghệ phần mềm Blockchain, IoT (*) và phần cứng RFID (**)
Theo lý thuyết, WTC sẽ đưa công nghệ blockchain từ nền tảng Internet vào IoT nhằm tạo ra hệ thống truy xuất, theo dõi thông tin hàng hóa một cách minh bạch. Mục tiêu của Waltonchain là mang đến giải pháp quản lý chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp một cách hiệu quả và triệt để nhất.
(*) IoT (Internet of Things): Internet vạn vật. Khái niệm này mô tả một hệ thống thiết bị, máy móc, kỹ thuật liên quan, có khả năng truyền dữ liệu qua mạng mà không cần đến sự tương tác giữa con người và máy tính.
(**) RFID (Radio Frequency Identification): Khả năng nhận dạng bằng tần số vô tuyến. Công nghệ này dùng để định danh cho các thiết bị trên mạng lưới. Cụ thể, RFID sẽ được gắn vào đối tượng cần theo dõi ở dạng thẻ điện tử chứa thông tin. Chiếc thẻ đặc biệt này sở hữu khả năng thu thập năng lượng sóng vô tuyến và dùng chính năng lượng đó để phát sóng mã thông tin. Tổ chức quản lý sẽ dựa trên dữ liệu truy xuất từ thẻ để nhận biết, giám sát và quản lý đối tượng cần theo dõi.


Trang chủ WTC coin
Vấn đề WTC coin hướng đến
IoT là khái niệm được mang ra thảo luận, mổ xẻ ưu nhược điểm rất nhiều lần. Tuy được cho là công nghệ thiết yếu của tương lai, nhưng WTC cho rằng IoT cũng tồn tại không ít hạn chế:
- Khả năng tương thích thấp: Việc kết nối thiết bị, nền tảng trong thực tế là rất phức tạp. Trong khi các thiết bị IoT chỉ cung cấp tinh năng đơn giản mà lại cần nhiều giao thức tồn tại đồng thời.
- Cấu trúc thiếu linh hoạt: IoT được cho là thiếu sự linh hoạt trong hệ thống. Nếu một phần trong mạng lưới gặp trục trặc thì sẽ dẫn tới tắc nghẽn toàn hệ thống.
- Chi phí cao: Việc phát triển và vận hành hệ thống IoT tiêu tốn không ít chi phí. Đây cũng là lý do cản trở IoT được sử dụng rộng rãi, dẫn tới khả năng mở rộng thấp.
- Ngoài ra, tính bảo mật cũng là một vấn đề của IoT.
Giải pháp của WTC coin cho những vấn đề trên
Giải pháp của WTC là sự kết hợp có chọn lọc nhằm tối ưu công nghệ của blockchain lẫn IoT, trong đó gồm có:
- Cơ chế đồng thuận (Consensus): Tạo sự tin tưởng
- Đồng quản trị (Co-governance): Tạo tính phi tập trung
- Đồng chia sẻ (Co-sharing): WTC là hệ sinh thái chuỗi chéo (cross-chain), do đó, dữ liệu có thể truy cập, chia sẻ từ nhiều mạng lưới khác nhau
- Đồng tích hợp (Co-integration): WTC bao gồm 1 mạng chính và các mạng con khác xung quanh. Hệ sinh thái sẽ cùng nhau vận hành, tương tác, trao đổi giá trị.
Cấu trúc và cơ chế đồng thuận của Waltonchain
Cấu trúc
Về mặt cấu trúc, Waltonchain gồm có chuỗi chính (main chain) và các chuỗi con bên dưới. Tất cả doanh nghiệp ứng dụng giải pháp Waltonchain đều có quyền tạo ra chuỗi con của riêng họ. Các chuỗi con trong hệ thống được tự do tùy chỉnh cấu trúc và chọn lựa cơ chế đồng thuận. Nguyên tắc này giúp WTC có thể tùy chỉnh phù hợp với nhu cầu, quy mô từng doanh nghiệp, đồng thời giảm tải cho chuỗi chính bên trên.
Cơ chế đồng thuận
WTC hiện sử dụng cơ chế đồng thuận Waltonchain Proof of Contribution (WPoC) – Sự kết hợp giữa Proof of Work (PoW) & Proof of Stake (PoS) & Proof of Labor (PoL).
- PoW và PoS là cơ chế đồng thuận dùng trên chuỗi chính nhằm giữ vững tính bảo mật và duy nhất của các khối.
- PoL là cơ chế đồng thuận để truyền dữ liệu giữa chuỗi chính, chuỗi chéo và chuỗi con.
Mã thông báo WTC coin
Về WTC
- Tên token: Waltonchain
- Mã: WTC
- Blockchain: Waltonchain
- Loại token: Tiện ích
- Cung tối đa: 100,000,000 WTC
- Tổng cung: 85,649,630 WTC
- Cung lưu hành: 80,674,418 WTC
- Giá WTC coin hiện tại: $0.3019
Tỉ lệ nắm giữ và lịch trình phân bổ
Hiện tại, dự án chưa cập nhật thông tin tỉ lệ và lịch trình phân bổ WTC coin
Vai trò của WTC coin
Dữ liệu là thành phần trung tâm trong mạng lưới Waltonchain, còn WTC là mã thông báo gốc (Native token) của hệ sinh thái. WTC được sử dụng với mục đích:
- Người nắm giữ WTC có thể stake WTC Token trong mạng lưới Waltonchain để được cấp quyền tham gia xử lý giao dịch. Bên cạnh đó, WTC holder còn đảm nhận việc phân phối, cập nhật, vận chuyển dữ liệu giữa các chuỗi con.
- WTC coin là phần thưởng cho các node trong mạng lưới.
- WTC coin là phần thưởng cho thợ đào tham gia cơ chế đồng thuận PoW.
Cách sở hữu WTC coin
- Đăng ký tài khoản và mua trực tiếp trên sàn Binance, Huobi, KuCoin, OKX…
- Trở thành node hỗ trợ xử lý giao dịch để nhận WTC.
- Sử dụng máy đào để kiếm WTC.
Đội ngũ, đối tác và quỹ đầu tư
Đội ngũ dự án
WTC có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, kinh doanh và bán lẻ. WTC được sáng lập và điều hành bởi:
- Do SangHyuk: Nhà sáng lập dự án tại Hàn quốc, Giám đốc hiệp hội tiêu chuẩn sản xuất Hàn Quốc, Chủ tịch ủy ban phát triển văn hóa Trung – Hàn.
- Xu FangCheng: Nhà sáng lập dự án tại Trung Quốc, Giám đốc Thâm Quyến Silicon, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tuyền Châu Silicon, cựu Giám đốc quản lý chuỗi cung ứng Septwolves Group
Đối tác và nhà đầu tư
WTC từ những ngày đầu đã thu hút sự chú ý của nhiều tổ chức khác nhau, đặc biệt là từ Chính phủ Trung Quốc. Đội ngũ dự án đã kết nối cùng Chính phủ Fujian để tạo nên vườn ươm blockchain. Bên cạnh đó, họ còn bắt tay với Chính phủ Junhun nhằm xây dựng, quản lý hệ thống làm sạch thông minh. Có thể nói, WTC ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động.


Đối tác WTC coin
Đánh giá tổng quan
Waltonchain đã mainnet và hoạt động trên mạng lưới riêng từ tháng 3/2018. Một số sản phẩm nổi bật được liệt kê:
- Hệ thống truy xuất nguồn gốc rượu / Dược phẩm / Dầu khí
- Hệ thống thu thập video trên nền tảng blockchain & Điện toán đám mây
- Hệ thống xác định nguồn gốc thông tin Bảo hành / Gia hạn
- Giải pháp blockchain & Nông nghiệp
- Giải pháp blockchain & Ngành công nghiệp quần áo
Doanh nghiệp là đối tượng chính sử dụng giải pháp của Waltonchain. Tuy nhiên, thông tin cụ thể về khách hàng, số lượng người dùng hiện chưa được dự án thông báo công khai. Và nếu bạn có nhu cầu đầu tư dự án hoặc mua WTC coin thì đây là những chi tiết cần phải tìm hiểu thật kỹ. Từ đó, đánh giá nhu cầu sử dụng nền tảng, khả năng mở rộng, tốc độ tăng trưởng cũng như tiềm năng trong tương lai.
Tổng kết
WTC coin là dự án kết hợp giữa blockchain và IoT, nhằm cung cấp giải pháp cho lĩnh vực dịch vụ cung ứng (supply chain), giúp theo dõi nguồn gốc, minh bạch thông tinh.


Tổng kết về dự án WTC coin
WTC hoạt động dựa trên chuỗi chính (Waltonchain) và nhiều chuỗi con bên dưới – các chuỗi con này là đại diện cho mỗi doanh nghiệp. Trong tương lai, nếu ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia nền tảng Waltonchain thì nhu cầu quản lý, vận chuyển giá trị sẽ ngày càng tăng. Điều này góp phần thúc đẩy việc stake WTC token để tham gia xử lý thông tin cũng tăng theo, tác động lên chính giá trị của đồng tiền điện tử này.
Bài viết đã phần nào giải thích WTC coin là gì? Waltonchain có đóng góp như thế nào trong ngành dịch vụ chuỗi cung ứng ở khía cạnh doanh nghiệp. Mong rằng những chia sẻ trên giúp bạn có được cái nhìn tổng quan nhất về dự án.
Để cập nhật tin tức Crypto hàng ngày cũng như theo dõi các kiến thức liên quan đến crypto và đọc các bài viết review đánh giá các dự án tiềm năng hãy truy cập Coinmarketcap News hàng ngày nhé
Đọc Thêm: Tại sao ANKR token tăng trưởng sau 2 năm ra mắt giảm mạnh?
Trả lời