Hôm nay :5 Tháng Mười Hai, 2023

Tokenomic là gì? Hướng dẫn cách xem Tokenomic đúng nhất

Tokenomic là khái niệm quen thuộc và không thể tách rời với lĩnh vực crypto. Tokenomic mô tả quá trình hoạt động của một đồng tiền điện tử, bao gồm những thông tin như tổng cung, tỉ lệ phân phối, lịch trình phân phối, cũng như cách chúng được dùng để tạo nên hành vi tích cực trong mạng lưới. 

Tìm hiểu cách xem tokenomic sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá mức độ tiềm năng và rủi ro của dự án, từ đó đưa ra lựa chọn đầu tư phù hợp. Vậy thực chất tokenomic là gì? Cách sử dụng tokenomic ra sao?

Khái niệm Tokenomic

Khái niệm Tokenomic

Tokenomic là gì?

Tokenomis được ghép lại từ token và economic – Tạm dịch là nền kinh tế token. Khái niệm này giúp phân tích lý do vì sao một loại token có thể đạt đến mức giá trị nào đó. Nó bao gồm các khía cạnh liên quan đến số lượng, cách thức tạo lập, quản lý token và đôi khi là đốt token khỏi mạng lưới. Chung quy, tokenomic là bất kỳ điều gì liên quan đến hệ thống và có khả năng ảnh hưởng đến giá trị token.

Quay trở về thời gian trước, tiền tệ vốn là công cụ được sử dụng ở mọi nơi, là phương tiện giao dịch của các tập đoàn quốc tế, phương tiện nộp thuế của nhân dân, phương tiện để mua bán vật dụng – nhu yếu phẩm cần thiết như thức ăn, nước uống, quần áo… Tiền tệ được kiểm soát bởi chính phủ và ngân hàng trung ương. Họ là những tổ chức duy nhất ở các quốc gia được ủy quyền phát hành hoặc tiêu hủy tiền tệ.

Còn với lĩnh vực blockchain, tokenomic sẽ dựa trên những gì mà chính phủ, ngân hàng trung ương áp dụng với chính sách tiền tệ để áp dụng cho token của dự án.

Tokenomic bao gồm các yếu tố nào?

Các yếu tố liên quan đến Tokenomic

Các yếu tố liên quan đến Tokenomic

Nguồn cung và vốn hóa

Khi tìm hiểu một đồng tiền điện tử nào đó trên thị trường, điều quan trọng đầu tiên chính là xem tổng cung. Theo lý thuyết, những dự án với tổng cung giới hạn sẽ có khả năng tăng trưởng về giá trị trong tương lai. Điều này diễn ra bởi sự khan hiếm và thiếu hụt token, đòi hỏi giá phải tăng theo để đạt trạng thái cân bằng. Ngược lại, dự án có tổng cung không giới hạn, nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến lạm phát và trượt giá token. 

Nguồn cung token sẽ có mối quan hệ mật thiết với vốn hóa dựa trên công thức tính như sau:

  • Vốn hóa = Tổng lượng token đang lưu thông x Giá token hiện tại 
  • Vốn hóa pha loãng = Tổng cung x Giá token hiện tại 

Khi đồng tiền điện tử A có tổng cung lớn hơn đồng tiền điện tử B, không có nghĩa là vốn hóa của A sẽ lớn hơn. Điều này có thể áp dụng với khía cạnh giá cả. Nếu giá của đồng tiền điện tử A cao hơn đồng tiền điện tử B, không có nghĩa là vốn hóa của A sẽ cao hơn.

Trong khi đó, vốn hóa là yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi đầu tư. Về mặt lý thuyết, đồng tiền điện tử vốn hóa thấp (Vài trăm triệu USD) sẽ có tiềm năng tăng trưởng nhiều hơn những đồng tiền có vốn hóa cao (Trên 10 tỷ USD), bù lại, rủi ro khi đầu tư dự án vốn hóa thấp cũng sẽ cao hơn.

Cơ chế phân phối

Các dự án tiền điện tự cần thực hiện phân phối token cho cộng đồng tiềm năng. Nếu không mạng lưới cho dù “tốt gỗ” đến mấy cũng không có người dùng quan tâm đến. Có nhiều phương pháp để làm được việc này. Mạng lưới có bán một phần nguồn cung token qua các vòng seed, private, public sale, ICO và thu về nguồn vốn để tiếp tục phát triển dự án, hoặc thưởng token cho thợ đào, người xác nhận giao dịch.

Quản trị dự án, ổn định giá cả

Nhóm phát triển dự án sẽ là người đưa ra quy tắc tạo token, cũng như cách chúng được đốt khỏi mạng lưới. Về lý thuyết là như thế, nhưng mỗi dự án sẽ có kế hoạch rất khác nhau.

Khi token được bán cho các tổ chức, quỹ đầu tư lớn, đội ngũ dự án có thể quyết định tỉ lệ, thời gian khóa lượng tiền này và lịch mở khóa theo từng mốc nhất định. Điều này giúp cam kết với các nhà đầu tư nhỏ lẻ rằng các quỹ lớn sẽ không có khả năng nắm giữ và xả toàn bộ token ra thị trường trong cùng một lúc, gây mất cân bằng cho dự án.

Lạm phát và giảm phát

Lạm phát đề cập đến sự thay đổi số lượng token được phát hành trên thị trường, thường xảy ra ở những dự án không giới hạn tổng cung. Khi cung lưu thông ngày càng tăng thì sẽ xảy ra thặng dư. Và khi xảy ra thặng dư, giá sẽ có xu hướng giảm. 

Ngược lại với lạm phát, giảm phát là khi một dự án có thể giảm dần số lượng token lưu thông, qua đó tạo sự khan hiếm, kích thích gia tăng giá trị token.

Stake và tiện ích

Stake là quá trình khóa token trong một thời gian nhất định để nhận lại thu nhập thụ động hoặc phần thưởng của mạng lưới. Khi tham gia stake, người dùng không thể di chuyển hoặc bán token cho đến khi ngừng stake. Trong trường hợp có một lượng lớn token được stake, nguồn cung dự án sẽ trở nên hạn chế hơn.

Bên cạnh đó, một số loại token sẽ có tiện ích và vai trò nhất định. Chẳng hạn như các dự án GameFi, token sẽ dùng để mua vật phẩm, củng cố sức mạnh nhân vật. Từ đó kích thích người chơi mua thêm token, làm tăng giá trị tiền điện tử trên thị trường.

Thích nghi trong tương lai

Hầu hết các dự án đều lên chi tiết tokenomic từ rất sớm. Tuy nhiên, kế hoạch được sử dụng hiện tại không có nghĩa sẽ hiệu quả ở tương lai. Không ít dự án đã thay đổi tokenomic khi mạng lưới phát triển hoặc định hướng có nhiều thay đổi so với trước đó. 

Ví dụ điển hình về tokenomic

Ví dụ Tokenomic điển hình

Ví dụ Tokenomic điển hình

Bitcoin (BTC)

Khi một khối mới được xác nhận thành công bởi thợ đào, họ sẽ nhận được một lượng Bitcoin mới tạo ra. Và phải hơn 101 khối được xác nhận, thợ đào mới có quyền truy cập phần thưởng của mình. Giao thức này được thiết kế để khuyến khích họ không ngừng xác nhận giao dịch. 

Ethereum (ETH)

Dự án đã bán 7 triệu Ethereum tại đợt ICO năm 2014, phần còn lại được phân phối thông qua phần thưởng khối dành cho thợ đào. Hiện tại, ETH hoàn toàn không có giới hạn tổng cung, nghĩa là nguồn cung ETH có thể tiếp tục mở rộng khi mạng lưới phát triển hơn. Tuy nhiên, sau The Merge, khi mạng lưới chuyển sang cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần (Proof of Stake), tokenomic của Ethereum có thể sẽ thay đổi ít nhiều.

So sánh Bitcoin và Ethereum

Bitcoin và Ethereum là 2 loại tiện điện tử có vốn hóa cao nhất thị trường, chúng ta cùng so sánh một số sự khác biệt trong tokenomic của chúng.

Bitcoin Ethereum
Tổng cung Giới hạn 21 triệu coin Không giới hạn
Cung lưu hành 19,120,450 coin 121,946,589 coin
Vốn hóa 468 tỷ 242 tỷ

Vì sao tokenomic lại quan trọng?

Công nghệ blockchain hỗ trợ các dự án tạo ra nền kinh tế vi mô. Để tự duy trì, sống còn và phát triển, có cần tìm ra cách vận hành, quản lý token hiệu quả cho hệ sinh thái.

Mỗi quốc gia có 1 chính sách tiền tệ. Tương tự như thế, không có một công thức hay tiêu chuẩn tokenomic nào là phù hợp cho tất cả. Các đội ngũ phát triển có thể tự do tạo ra mô hình mới, hoặc điều chỉnh dựa trên mô hình hiện có. Điều này giúp tạo ra sự linh hoạt, nhưng vẫn có tính ổn định.

Các nguyên tắc, mô hình tokenomic hiện tại được đánh giá là khá non trẻ. Thậm chí có nhiều dự án chưa hoạt động đủ lâu để chúng ta có thể phân tích tokenomic của chính nó. Thực tế, không ít dự án có tokenomic thành công, cũng không ít dự án thất bại và biến mất hoàn toàn khỏi thị trường.

Vai trò của Tokenomic

Vai trò của Tokenomic

Mong rằng bài viết này đã phần nào giúp bạn hiểu được tokenomic là gì? Cách sử dụng tokenomic để đánh giá dự án là như thế nào? Từ đó chọn lọc cho mình những cơ hội đầu tư thật sự chất lượng và bền vững.

Để cập nhật tin tức Crypto hàng ngày cũng như theo dõi các kiến thức liên quan đến crypto và đọc các bài viết review đánh giá các dự án tiềm năng hãy truy cập Coinmarketcap News hàng ngày nhé

Đọc Thêm: PooCoin là gì? Hướng dẫn cách sử dụng PooCoin app mới nhất 2022

Content Protection by DMCA.com
Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *